piaggiotopcom

piaggiotopcom

728x90-ads

  • Trang chủ
  • Giáo Dục
    • Hóa
  • Ẩm thực
  • Công Nghệ
  • Câu Hỏi
You are here: Home / Câu Hỏi / Giải đáp: Bệnh quai bị có bị lại lần 2 không?

Giải đáp: Bệnh quai bị có bị lại lần 2 không?

Tháng Mười 5, 2023 Tháng Mười 5, 2023 Trần Hoàng Oanh

Nhiều bệnh truyền nhiễm như thủy đậu, sởi,… một lần mắc và khỏi, bệnh nhân sẽ miễn nhiễm với chúng cả đời. Cũng là một bệnh truyền nhiễm cấp tính phổ biến, bệnh quai bị có bị lại lần 2 không? Chắc chắn đây là thắc mắc của không ít phụ huynh Việt Nam hiện nay. Nếu bố mẹ cũng nằm trong số đó, đọc bài viết ngay để biết câu trả lời.

Có thể bạn quan tâm
  • Dấu hiệu phụ nữ lên đỉnh là gì?
  • Uống Tinh Dầu Hoa Anh Thảo Trong Bao Lâu Thì Dừng?
  • Các biến chứng thủy đậu vô cùng nguy hiểm có thể bạn chưa biết
  • Tầm soát ung thư phổi bao nhiêu tiền tại TP.HCM? Tầm soát gồm những gì?
  • Sốt có nên uống nước cam không? Bị sốt virus nên ăn gì?

1. Thông tin khái quát về bệnh quai bị ở trẻ nhỏ

1.1. Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ

Quai bị là bệnh truyền nhiễm cấp tính có nguyên nhân khởi phát là virus Mumps, thuộc chi Rubulavirus, họ Paramyxoviridae. Bệnh có hai yếu tố nguy cơ là giới tính và tuổi tác. Tức quai bị có thể xuất hiện ở bất cứ ai, nhưng những người có một hoặc hai hoặc cả hai yếu tố sau, nguy cơ mắc quai bị sẽ cao hơn: Thứ nhất, trẻ nam. Thứ hai, trẻ từ 2 tuổi trở lên.

Bạn đang xem: Giải đáp: Bệnh quai bị có bị lại lần 2 không?

1.2. Khả năng và phương thức lây nhiễm

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết, quai bị có xu hướng phát triển mạnh mẽ ở những khu vực có ba đặc điểm sau: Thứ nhất, đông dân cư. Thứ hai, chất lượng cuộc sống thấp đến tương đối thấp. Thứ ba, khí hậu mát hoặc lạnh. Xu hướng này đúng trên toàn cầu. Ở nước ta, vùng ghi nhận số ca mắc quai bị nhiều hơn cả là miền Bắc, Tây Nguyên và mùa ghi nhận số ca mắc quai bị nhiều hơn cả là mùa Thu – Đông. Với tỷ lệ mắc trung bình cả nước là 10 – 40/100.000, quai bị được đánh giá là có thể bùng phát thành các cụm dịch vừa và nhỏ, nếu phát tán thuận lợi.

Về phương thức lây nhiễm, quai bị giống nhiều bệnh truyền nhiễm cấp tính khác như thủy đậu, sởi,… Đó là bệnh có thể lây trực tiếp hoặc gián tiếp, từ trẻ bệnh sang trẻ không bệnh, thông qua dịch tiết đường hô hấp (dịch mũi, dịch họng).

1.3. Triệu chứng

25% trẻ mắc quai bị không có biểu hiện rõ ràng. Đây là một vấn đề tương đối đáng quan ngại, bởi những trẻ này rồi sẽ vô tình trở thành nguồn lây nhiễm bệnh. Ngoài 25% không có biểu hiện, 75% trẻ mắc quai bị còn lại có thể được nhận biết bằng các dấu hiệu sau:

– Dấu hiệu không đặc trưng, xuất hiện sau khi trẻ nhiễm virus Mumps 7 – 14 ngày: Sốt, đau đầu, đau họng, đau hàm, đau cơ-xương-khớp, buồn nôn, nôn, chán ăn, mệt mỏi.

Xem thêm : Những Ai Không Nên Uống Cà Gai Leo Và Tác Dụng Phụ Bạn Chưa Biết

– Dấu hiệu đặc trưng, xuất hiện sau khi những dấu hiệu trên xuất hiện 1 – 3 ngày: Sưng tuyến nước bọt mang tai một bên hoặc hai bên cùng lúc/không cùng lúc. Không chỉ làm mang tai trẻ sưng, sự sưng tuyến nước bọt còn có thể làm má, dưới hàm, thậm chí là ngực trẻ sưng, làm tai trẻ bị đẩy lên và ra ngoài, làm xương ức trẻ phù nề. Các vùng sưng ấy có đau đớn nhưng không nóng và không xung huyết. Ngoài dấu hiệu này, nếu là nam giới, trẻ cũng có thể sẽ bị sưng bìu và đau tinh hoàn.

1.4. Biến chứng

Có thể bố mẹ đã biết, cũng có thể bố mẹ chưa: Bệnh truyền nhiễm cấp tính quai bị rất nguy hiểm, nếu không được phát hiện và chăm sóc tích cực. Bệnh có nhiều biến chứng vô cùng đáng sợ; cụ thể, những biến chứng đó là:

– Viêm tinh hoàn và mào tinh hoàn (biến chứng ở nam giới): Nam giới sau tuổi dậy thì mắc quai bị có đến 20 – 35% bị biến chứng viêm tinh hoàn và mào tinh hoàn. Trong đó, lại có đến 50% sẽ phải chung sống vĩnh viễn với di chứng teo tinh hoàn, giảm tỷ lệ sinh tinh, vô sinh. Khi bị biến chứng này, tinh hoàn và mào tinh hoàn của trẻ sẽ sưng, phù nề trong 3 – 7 ngày.

– Viêm buồng trứng (biến chứng ở nữ giới): Nữ giới sau tuổi dậy thị mắc quai bị 7% bị biến chứng viêm buồng trứng.

– Viêm tụy, viêm thanh phế quản, viêm phổi, nhồi máu phổi, viêm cơ tim, viêm não, xuất huyết giảm tiểu cầu,… (biến chứng ở trẻ cả hai giới).

Không có nhiều trẻ mắc quai bị tử vong. Cụ thể tỷ lệ đó là 1/100.000. Tuy nhiên, tỷ lệ trẻ mắc quai bị bị biến chứng thì không thấp như thế. Và tỷ lệ biến chứng sẽ càng cao nếu trẻ càng nhiều tuổi.

1.5. Điều trị

Quai bị chưa có thuốc điều trị đặc hiệu (tương tự thủy đậu, sởi,…). Điều trị quai bị thực chất là điều trị hỗ trợ, hay còn có thể hiểu là điều trị triệu chứng – phòng ngừa biến chứng. Theo đó, thuốc trẻ mắc quai bị có thể sử dụng chỉ là thuốc hạ sốt, giảm đau. Những thuốc này uống loại nào, uống như nào là do chuyên gia chỉ định. Chính vì vậy, bố mẹ nên cho trẻ đến cơ sở y tế uy tín gần nhất ngay khi trẻ có những biểu hiện quai bị đầu tiên.

Xem thêm : Tác dụng của cải kale? 1001 cách chế biến cải xoắn kale mới lạ ngon miệng

Trường hợp trẻ nam có biểu hiện viêm tinh hoàn và mào tinh hoàn, trẻ nữ có biểu hiện viêm buồng trứng, trẻ cả 2 giới có biểu hiện các biến chứng khác, trẻ phải được theo dõi chặt chẽ tại viện để nhanh chóng xử lý biến chứng nếu cần, tránh để lại di chứng đáng tiếc không nên có.

1.6. Dự phòng

Quai bị có thể được dự phòng đặc hiệu bằng một phương pháp vô cùng đơn giản: Chủng ngừa vắc xin. Theo đó, trẻ từ 12 tháng tuổi trở nên, cần được chủng ngừa vắc xin đơn hoặc vắc xin kết hợp sởi – quai bị – rubella càng sớm càng tốt, theo liệu trình sau:

– Mũi 1: Tiêm khi trẻ từ 12 đến 18 tháng tuổi

– Mũi 2: Tiêm khi trẻ từ 3 đến 5 năm tuổi hoặc trước khi trẻ đi học mẫu giáo

Ngay cả khi đã lỡ các mốc trên, trẻ vẫn có thể chủng ngừa vắc xin bình thường, chỉ cần đảm bảo 2 mũi tiêm cách nhau tối thiểu một tháng.

2. Giải đáp vấn đề: Bệnh quai bị có bị lại lần 2 không

Theo chuyên gia, mỗi trẻ chỉ có thể bị quai bị một lần duy nhất. Khi đã mắc và khỏi quai bị, kháng thể trung hòa của bệnh truyền nhiễm này sẽ tồn tại trọn đời trong cơ thể trẻ. Các kháng thể này chỉ được duy trì ở nồng độ thấp nhưng đủ để bảo vệ trẻ hiệu quả.

Như vậy, trong bài viết này, Thu Cúc TCI để giải đáp băn khoăn bệnh quai bị có bị lại lần 2 không của nhiều bố mẹ. Nếu cần thông tin chuyên sâu hơn về quai bị, liên hệ Thu Cúc TCI ngay, bố mẹ nhé!

Nguồn: https://piaggiotopcom.vn
Danh mục: Câu Hỏi

Bài viết liên quan

Apamas Acnes Serum Hộp 30ml – Serum Trị Mụn Cao Cấp
Apamas Acnes Serum Hộp 30ml – Serum Trị Mụn Cao Cấp
Thông tin kĩ thuật – CHÓ BỊ CHẢY MÁU MŨI
Ưu điểm, nhược điểm của tăm nước và chỉ nha khoa
Ưu điểm, nhược điểm của tăm nước và chỉ nha khoa
Chăm sóc trước và sau điều trị tuyến giáp bằng iốt phóng xạ
Chăm sóc trước và sau điều trị tuyến giáp bằng iốt phóng xạ
Máy đo loãng xương toàn thân
Trồng răng implant mất bao lâu và chi tiết kế hoạch điều trị
Trồng răng implant mất bao lâu và chi tiết kế hoạch điều trị
Dinh dưỡng trong chế độ ăng kiêng I-ốt ở người bệnh tuyến giáp
Dinh dưỡng trong chế độ ăng kiêng I-ốt ở người bệnh tuyến giáp
Khi nào nên dùng Betadine xịt họng? Một số lưu ý và cách dùng đúng
Cấy ghép Implant mất bao lâu phụ thuộc vào những yếu tố nào?
Cấy ghép Implant mất bao lâu phụ thuộc vào những yếu tố nào?
Dầu cá loại nào tốt? Điểm danh Top 8 sản phẩm dầu cá được ưa chuộng nhất 2021

Chuyên mục: Câu Hỏi

728x90-ads

Previous Post: « Cách kiểm tra ai đang theo dõi bạn trên Facebook
Next Post: Hướng dẫn cách xóa bạn bè hàng loạt trên Facebook bằng điện thoại »

Primary Sidebar

Bài viết nổi bật

Cách thu nhỏ, phóng to màn hình máy tính siêu dễ

Tháng Mười Hai 6, 2023

2 cách đặt hình nền màn hình chính khác màn hình khóa trên iOS 16

Tháng Mười Hai 6, 2023

Bật mí cách làm bài thi được điểm cao dành cho các sĩ tử

Bật mí cách làm bài thi được điểm cao dành cho các sĩ tử

Tháng Mười Hai 6, 2023

Người lạ trong list online của Messenger xóa đi như thế nào?

Tháng Mười Hai 6, 2023

Các bước đơn giản để chụp ảnh màn hình Oppo A37 A39 A3S F1S

Các bước đơn giản để chụp ảnh màn hình Oppo A37 A39 A3S F1S

Tháng Mười Hai 6, 2023

CuSO4 + NaOH → Cu(OH)2 + Na2SO4 | CuSO4 ra Cu(OH)2

CuSO4 + NaOH → Cu(OH)2 + Na2SO4 | CuSO4 ra Cu(OH)2

Tháng Mười Hai 6, 2023

Cách xoá bộ nhớ đệm trên điện thoại Android nhanh chóng

Cách xoá bộ nhớ đệm trên điện thoại Android nhanh chóng

Tháng Mười Hai 6, 2023

Hướng dẫn reset máy tính bảng Asus khi bị đơ chi tiết 5 bước đơn giản

Hướng dẫn reset máy tính bảng Asus khi bị đơ chi tiết 5 bước đơn giản

Tháng Mười Hai 6, 2023

Cách tắt Chế độ an toàn trên các thiết bị Android

Tháng Mười Hai 6, 2023

Tiết lộ A-Z cung Song Ngư nam: Sự nghiệp, tình yêu, tính cách

Tháng Mười Hai 6, 2023

(no title)

Tháng Mười Hai 6, 2023

10 tuyệt chiêu xử lý iPhone bị đơ cảm ứng trong 1 phút tại nhà!  

Tháng Mười Hai 6, 2023

Cách đổi mật khẩu Home Wifi Viettel trên điện thoại, máy tính đơn giản

Cách đổi mật khẩu Home Wifi Viettel trên điện thoại, máy tính đơn giản

Tháng Mười Hai 6, 2023

Bảng tính tan  Mẹo học thuộc nhanh bảng tính tan

Bảng tính tan Mẹo học thuộc nhanh bảng tính tan

Tháng Mười Hai 6, 2023

Thanh toán cước trả sau Viettel bằng thẻ cào có được không?

Tháng Mười Hai 6, 2023

Chi tiết cách xem số điện thoại của mình không cần học thuộc

Tháng Mười Hai 6, 2023

Thủ thuật hay khóa xoay màn hình Android

Tháng Mười Hai 6, 2023

Hướng dẫn cách tắt tiết kiệm dữ liệu 3G, 4G, 5G trên điện thoại Android, iPhone đơn giản

Tháng Mười Hai 6, 2023

Giải phóng dung lượng ổ đĩa trong Windows

Tháng Mười Hai 6, 2023

Viết phương trình phản ứng hóa học

Tháng Mười Hai 6, 2023

Footer

Về chúng tôi

piaggiotopcom.vn là một trang web chia sẻ thông tin về công nghệ, công nghệ cao, kiến thức và mẹo vặt trong cuộc sống. Với sứ mệnh truyền tải và chia sẻ kiến thức, thông tin về công nghệ cho cộng đồng, ChiaSeHiTech.com đã trở thành một trong những trang web đáng tin cậy và được yêu thích nhất của giới công nghệ.

  • Liên hệ
  • Điều Khoản
  • Điều khoản sử dụng
  • Chính sách Quyền riêng tư
  • Chính sách Biên tập
  • Giới thiệu

Theo dõi chúng tôi tại Google News

Địa Chỉ

318 Trần Hưng Đạo, Q1
447 Cách Mạng Tháng 8, Q10
133 Nguyễn Văn Trỗi,Q.Phú Nhuận
211 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Q. 3
408 Nguyễn Thị Minh Khai, Q.3
Facebook: https://www.facebook.com/piaggio.topcom.com.vn/

Map

Bản quyền © 2023