Viêm bàng quang kẽ là những cơn đau vùng chậu mạn tính kèm theo tình trạng tăng số lần đi tiểu. Tuy nhiên, viêm bàng quang kẽ không phải là bệnh do vi khuẩn gây ra và phổ biến với phụ nữ hơn nam giới vì sự khác ở cấu trúc sinh học. Hiện nay, vẫn chưa xác định được nguyên nhân cụ thể dẫn đến viêm bàng quang nhưng bạn vẫn có thể chủ động phòng tránh bệnh bằng cách hạn chế tối đa những nguy cơ mắc bệnh.
Viêm bàng quang kẽ là gì?
Viêm bàng quang kẽ là một loại bệnh tiết niệu không do vi khuẩn gây ra. Bệnh gây ra những cơn đau ở vùng chậu, trên xương mu hoặc đau bụng do sự tổn thương của bàng quang gây nên. Đồng thời, xuất hiện những triệu chứng châm chích hoặc nóng rát khi đi tiểu, tiểu rắt, tiểu gấp. Đây là những triệu chứng lâm sàng mạn tính, người bệnh có thể kiểm soát và cải thiện chúng, tuy nhiên vẫn chưa có phương pháp điều trị dứt điểm. (1)
Bạn đang xem: Viêm bàng quang kẽ: Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị
Bàng quang là cơ quan thuộc hệ thống tiết niệu có chức năng chứa nước tiểu trước khi chúng được thải ra khỏi cơ thể. Viêm bàng quang kẽ gây cho bàng quang bị viêm. Khi các lớp niêm mạc và dưới niêm mạc bị bào mòn khiến bàng quang không nhận được sự bảo vệ tối ưu, dễ bị tổn thương bởi những tác động xấu. Từ đó, làm suy giảm đi sức khỏe tiết niệu của người bệnh.
Viêm bàng quang kẽ phổ biến ở nữ giới hơn nam giới với 90% ca nhiễm viêm bàng quang kẽ là nữ. Một thống kê từ MSD cho biết, người da trắng có khả năng mắc bệnh cao hơn các nhóm người khác. Bệnh viêm bàng quang kẽ không phải là một bệnh nguy hiểm, tuy nhiên những triệu chứng của bệnh có thể gây bất tiện cho người bệnh trong đời sống hằng ngày.
Hơn nữa, các biến chứng của bệnh có liên quan không chỉ đến sức khỏe tiết niệu mà còn bao gồm sức khỏe tâm thần và cũng là một vấn đề mà người bệnh cần phải cẩn trọng.
Xem thêm: Viêm bàng quang ở nữ giới: Nguyên nhân, triệu chứng và phòng ngừa
Nguyên nhân gây ra viêm bàng quang kẽ?
Hiện nay, chưa có công bố chính thức nào khẳng định về nguyên nhân cụ thể gây ra bệnh viêm bàng quang kẽ. Dù những triệu chứng của viêm bàng quang kẽ tương đồng với viêm bàng quang cấp tính, tuy nhiên bệnh không do vi khuẩn gây ra nên các vấn đề liên quan đến nhiễm trùng đường tiết niệu không phải là nguyên nhân chính gây ra bệnh. (2)
Dựa trên kết quả của những cuộc thí nghiệm, có thể thấy được rằng sinh lý của viêm bàng quang kẽ có liên quan đến việc niệu quản bị suy giảm chất nhầy bảo vệ. Hơn nữa, chất kali niệu được xác nhận là tác nhân gây ảnh hưởng xấu đến bàng quang.
Kali niệu có thể gây ra sự kích thích dây thần kinh cảm giác và làm tổn thương cơ trơn ở bàng quang. Vì thế, người bị viêm bàng quang hoặc viêm bàng quang kẽ thường được chỉ định hạn chế các thực phẩm chứa kali.
Dấu hiệu và triệu chứng của viêm bàng quang kẽ
Người bị viêm bàng quang kẽ sẽ có những dấu hiệu lâm sàng rõ ràng với những cơn đau tức ở vùng chậu, xương mu, áp lực bàng quang cùng với tình trạng tiểu gấp. Tùy vào tình trạng bệnh và sức khỏe của mỗi người mà cường độ của các cơn đau sẽ khác nhau. Đa số các triệu chứng không xuất hiện ngay từ ban đầu, nhưng chúng sẽ khiến bệnh trở nên trầm trọng hơn vì thành bàng quang liên tục bị tổn thương và không được điều trị.
1. Tiểu gấp
Tiểu gấp là một trong những dấu hiệu lâm sàng phổ biến của viêm bàng quang kẽ. Người bệnh sẽ có cảm giác cần đi tiểu ngay khi có nhu cầu. Nói cách khác, người bệnh bị tiểu gấp rất khó để kiểm soát được phản xạ đi tiểu. Đối với những người lớn tuổi hoặc trẻ con bị viêm bàng quang kẻ, tiểu gấp có thể dẫn đến tiểu són hoặc tiểu không tự chủ.
2. Nhu cầu đi tiểu cao bất thường
Khi mắc bệnh viêm bàng quang kẽ, người bệnh có nhu cầu đi tiểu cao hơn bình thường dù rằng người bệnh không hề uống nhiều nước. Tần suất đi tiểu trong một ngày của người bị viêm bàng quang kẽ có thể hơn 10-20 lần trong một ngày, trong khi số lần đi tiểu của người khỏe mạnh rơi vào tầm 4-7 lần một ngày.
Bên cạnh đó, người bị viêm bàng quang kẽ cũng sẽ luôn cảm thấy căng tức bàng quang. Thường xuyên có cảm giác như bàng quang đang chứa một lượng trước tiểu lớn và cần đào thải ra ngoài mặc dù mới tiểu xong.
3. Đau ở vùng chậu, xương mu
Xem thêm : Các loại mụn thường gặp ở tuổi dậy thì – Phương pháp điều trị mụn dậy thì
Thành bàng quang bị viêm sưng là nguyên nhân gây ra những cơn co thắt, cảm giác tức nặng ở vùng chậu, xương mu. Cơn đau sẽ nghiêm trọng hơn khi người bệnh nhịn tiểu hoặc bàng quang đang đầy và giảm dần khi người bệnh đã đi tiểu hết nước trong bàng quang. Bên cạnh đó, người bệnh cũng sẽ có cảm giác đau, nóng rát hoặc châm chích khi đi tiểu.
Cường độ của những cơn đau sẽ tăng khi người bệnh quan hệ tình dục, căng thẳng hoặc gặp các vấn đề về sức khỏe tâm thần, trong thời kỳ kinh nguyệt với đối tượng là phụ nữ. Thông thường, những cơn đau này sẽ không kéo dài liên tục mà sẽ bùng phát ở một số thời điểm nhất định. Vì vậy, người bệnh nên nắm rõ tình trạng bệnh của mình để chuẩn bị biện pháp hạn chế cơn đau trong đợt bùng phát hiệu quả.
Nguy cơ mắc bệnh viêm bàng quang kẽ
Theo thông tin của Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh CDC, viêm bàng quang kẽ là bệnh có thể xảy ra ở mọi đối tượng thuộc mọi độ tuổi. cũng cho biết, có cứ 100.000 người thì sẽ có 5,1 người mắc bệnh viêm bàng quang kẽ. (3)
Bệnh xảy ra phổ biến nhất ở độ tuổi 20-40 tuổi. Người da trắng và phụ nữ được cho là nhóm dễ mắc viêm bàng quang kẽ hơn những người khác. Với phụ nữ, do cấu trúc sinh học niệu đạo khiến họ có nguy cơ mắc bệnh nhiều hơn nam giới với tỷ lệ là 9/1. Tuy nhiên, bệnh viêm bàng quang kẽ ở phụ nữ cũng thường để lại những dấu hiệu lâm sàng sớm giúp họ có thể phát hiện và điều trị bệnh kịp thời. Hạn chế được việc gặp biến chứng của bệnh.
Viện Y tế Quốc gia Hoa Kỳ NIDDK cũng đưa ra một số lưu ý giúp bạn hạn chế được nguy cơ mắc bệnh viêm bàng quang kẽ:
- Chú ý vệ sinh bộ phận sinh dục để phòng ngừa nhiễm trùng đường tiết niệu
- Hạn chế nhịn tiểu hoặc nhịn tiểu quá lâu
- Hạn chế mặc những trang phục, đồ lót quá bó
- Đảm bảo những thành phần có trong dung dịch vệ sinh và nước giặt quần áo không gây hại cho sức khỏe
- Hạn chế uống thuốc tự phát, không theo chỉ định của bác sĩ. Đặc biệt là những thuốc giảm đau, chống trầm cảm và tránh thai
Xem thêm: Viêm bàng quang mạn tính: Nguyên nhân, triệu chứng
Biến chứng tiềm ẩn của bệnh viêm bàng quang kẽ
Người bệnh viêm bàng quang kẽ nếu không phát hiện bệnh sớm và có những can thiệp điều trị kịp thời sẽ phải đối mặt với một số biến chứng của bệnh. Các biến chứng tuy không trực tiếp ảnh hưởng đến tính mạng hay được xếp vào những loại bệnh nguy hiểm nhưng cũng gây ra những bất tiện đáng kể đối với cuộc sống người bệnh và làm suy giảm sức khỏe người bệnh.
Những biến chứng tiềm ẩn của bệnh viêm bàng quang kẽ mà bạn cần lưu ý:
- Giảm dung tích bàng quang: Viêm bàng quang kẽ có thể làm thành bàng quang dày và cứng hơn. Dẫn đến việc hạn chế số lượng nước có thể chứa trong bàng quang.
- Giảm chất lượng cuộc sống: Các cơn đau và tình trạng đi tiểu thường xuyên trở thành những tác nhân gây ra những cản trở trong sinh hoạt ngày thường, công việc của bạn.
- Bất tiện trong quan hệ tình dục: Những cơn đau ở vùng chậu, xương mu sẽ trầm trọng hơn khi quan hệ tình dục. Điều này trở thành nguyên nhân khiến người bệnh ngại quan hệ tình dục, thậm chí giảm nhu cầu về việc quan hệ tình dục.
- Những vấn đề về sức khỏe tâm thần: Người bệnh có thể gặp tình trạng căng thẳng, khó kiểm soát được cảm xúc vì những cơn đau mạn tính và tình trạng mất ngủ do viêm bàng quang kẽ gây ra. Một số trường hợp, người có khả năng đối mặt với bệnh trầm cảm nếu tình trạng căng thẳng và rối loạn cảm xúc kéo dài.
Chẩn đoán viêm bàng quang kẽ như thế nào?
Chẩn đoán viêm bàng quang kẽ thông thường gồm hai bước chính gồm đánh giá lâm sàng và chẩn đoán cận lâm sàng.
Đánh giá lâm sàng là hoạt động bác sĩ sẽ thu thập và xem tình trạng sức khỏe cũng như bệnh sử của người bệnh. Kết hợp với những triệu chứng mà người bệnh đang có hiện tại có một đánh giá tổng cũng như tiên lượng về những vấn đề sức khỏe tiết niệu có thể mắc phải. Từ đó đưa ra phương pháp chẩn đoán cận lâm sàng phù hợp.
Phương pháp chẩn đoán cận lâm sàng giúp bác sĩ xem xét được trạng thái bên trong niệu đạo và bàng quang của người bệnh. Trong trường hợp cần thiết, bác sĩ cũng có thể sinh thiết mẫu mô bên trong bàng quang để có được kết quả chẩn đoán chính xác. Đầu tiên, bác sĩ sẽ xét nghiệm và loại trừ những bệnh liên quan đến nhiễm trùng đường tiết niệu và ung thư bàng quang. Trường hợp các kết quả đều bình thường, bác sĩ mới tiến hành thực hiện chẩn đoán viêm bàng quang kẽ.
Hai phương pháp chẩn đoán cận lâm sàng với bệnh viêm bàng quang kẽ gồm:
- Xét nghiệm nước tiểu: Bác sĩ sẽ kiểm tra chỉ số tế bào máu trắng, hồng cầu và vi khuẩn có trong nước tiểu của người bệnh. Để kết quả xét nghiệm được chính xác, người bệnh cần lấy được mẫu nước tiểu sạch, giữa dòng để đạt chuẩn xét nghiệm.
- Nội soi bàng quang: Bác sĩ đánh giá tình trạng tổn thương và viêm nhiễm của bàng quang thông qua hình ảnh khi thực hiện nội soi bàng quang. Ở phương pháp này, người bệnh được đặt một ống soi chuyên dụng có gắn máy ảnh vào trong ngã niệu đạo, từ đó đi đến vị trí bàng quang và thăm dò tình trạng của bàng quang gồm các vết loét, độ dày của thành bàng quang, dấu hiệu ung thư, nhiễm trùng.
Phương pháp điều trị viêm bàng quang kẽ
Điều trị bằng các phương thuốc tây y
Xem thêm : [Giải Đáp] Chỉ Số G6PD Bao Nhiêu Là Bình Thường?
Phương pháp điều trị viêm bàng quang kẽ bằng thuốc tây y nhằm mục đích cải thiện lớp bảo vệ bàng quang và giảm đau cho người bệnh. Tùy theo triệu chứng và cường độ cơn đau của từng người mà bác sĩ sẽ chỉ định những loại thuốc điều trị phù hợp.
Một số loại thuốc điều trị viêm bàng quang kẽ phổ biến gồm:
- Pentosan polysulfate natri: Giúp khôi phục lớp bảo vệ bàng quang.
- Thuốc chống trầm cảm ba vòng: Giúp làm giảm các cơn đau khi bùng phát
- Thuốc NSAIDs: Giúp làm giảm các cơn đau. Tuy nhiên, bạn cần sử dụng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ để tránh cho dạ dày bị ảnh hưởng xấu bởi tác dụng phụ của thuốc
- Thuốc kháng Histamine: Dùng để ức chế trực tiếp tế bào bạch cầu ưa kiềm hoặc ngăn ngừa các phản ứng dị ứng
1. Điều trị bằng ngoại khoa
Ở một số trường hợp cần thiết, bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh điều trị viêm bàng quang kẽ bằng phương pháp điều trị ngoại khoa. Thường được áp dụng cho những người có cơn đau cường độ lớn và người bệnh không dung nạp được các phương pháp điều trị khác. Sự thành công của phương pháp điều trị ngoại khoa phụ thuộc lớn vào thể trạng và tình trạng bàng quang của người bệnh. Có một số ca sau phẫu thuật vẫn còn xuất hiện triệu chứng bệnh, nhưng vẫn có trường hợp người bệnh có sự cải thiện tích cực rõ rệt sau phẫu thuật.
Một số phương thức điều trị ngoại khoa với người viêm bàng quang kẽ gồm:
- Giãn bàng quang bằng nước muối sinh lý
- Cắt bàng quang bán phần
- Mở rộng thể tích bàng quang
- Tạo hình bàng quang
- Chuyển dòng nước tiểu
Cách phòng ngừa viêm bàng quang kẽ sau điều trị
Viêm bàng quang kẽ được xem là một loại bệnh mạn tính, người bệnh tuy rất khó có thể khỏi bệnh hoàn toàn nhưng vẫn có thể kiểm soát và cải thiện bệnh để làm nhẹ đi những triệu chứng, ổn định sức khỏe tiết niệu.
Thay đổi lối sống lành mạnh là một phương pháp hàng đầu giúp bạn kiểm soát và cải thiện bệnh tốt sau khi tiếp nhận điều trị. Bên cạnh đó, đối với những người bệnh đang điều trị viêm bàng quang kẽ, bạn cũng cần kết hợp phương pháp này để tối ưu hóa kết quả sau khi điều trị bệnh.
Một số hoạt động thường thức mà bạn cần lưu ý để cải thiện bệnh viêm bàng quang kẽ:
- Uống đủ nước
- Hạn chế ăn những thực phẩm có kali cao như caffeine, sô cô la, cà chua
- Hạn chế hoặc ngưng hút thuốc
- Tập thể dục hoặc vật lý trị liệu dành riêng cho người viêm bàng quang kẽ
Viêm bàng quang kẽ là bệnh mạn tính gây ra những cơn đau ở vùng chậu, căng tức bàng quang. Không chỉ những cơn đau vật lý, Bệnh còn gây bất tiện trong sinh hoạt hằng ngày khi người bị viêm bàng quang có các triệu chứng tiểu gấp, tiểu dắt, són tiểu. Để phòng ngừa hiệu quả viêm bàng quang kẽ, bạn cần hiểu rõ viêm bàng quang kẽ là gì, nguyên nhân gây bệnh cũng như phương pháp điều trị.
Trung tâm Tiết niệu Thận học, Khoa Nam học của Hệ thống BVĐK Tâm Anh quy tụ đội ngũ các chuyên gia đầu ngành, Nội khoa và Ngoại khoa, giỏi chuyên môn, tận tâm.
Các chuyên gia, bác sĩ của Trung tâm luôn tự tin làm chủ những kỹ thuật mới nhất, phát hiện sớm và điều trị hiệu quả các bệnh lý về thận và đường tiết niệu, giúp người bệnh rút ngắn thời gian nằm viện, hạn chế nguy cơ tái phát, nâng cao chất lượng cuộc sống.
Với hệ thống máy móc, trang thiết bị hiện đại hàng đầu trong nước và khu vực; Phòng mổ đạt tiêu chuẩn quốc tế; Cùng với khu nội trú và dịch vụ cao cấp 5 sao… Trung tâm Tiết niệu Thận học nổi bật với các dịch vụ thăm khám, tầm soát và điều trị tất cả các bệnh lý đường tiết niệu. Từ các thường gặp cho đến các cuộc đại phẫu thuật kỹ thuật cao.
Có thể kể đến phẫu thuật nội soi sỏi thận, ghép thận, cắt bướu bảo tồn nhu mô thận; cắt thận tận gốc; cắt tuyến tiền liệt tận gốc; cắt toàn bộ bàng quang tạo hình bàng quang bằng ruột non; cắt tuyến thượng thận; tạo hình các dị tật đường tiết niệu… Chẩn đoán – điều trị nội khoa và ngoại khoa tất cả các bệnh lý Nam khoa.
Để đặt lịch khám và phẫu thuật tuyến tiền liệt với các chuyên gia đầu ngành tại Trung tâm Tiết niệu Thận học, Khoa Nam học Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, quý khách có thể đặt hẹn trực tuyến qua các cách sau đây:
- Gọi tổng đài 0287 102 6789 – 093 180 6858 (TP HCM) hoặc 024 3872 3872 – 024 7106 6858 (Hà Nội) để đăng ký lịch hẹn khám bệnh riêng với chuyên gia, thông qua nhân viên chăm sóc khách hàng.
- Đăng ký hẹn khám bệnh với bất kỳ bác sĩ nào mà mình tin tưởng tại đường link: https://tamanhhospital.vn/danh-cho-khach-hang/dat-lich-kham/
- Gửi tin nhắn trên Fanpage Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh hoặc Fanpage Tiết niệu – Nam học BVĐK Tâm Anh
Với những người bệnh viêm bàng quang kẽ, bạn cần nắm rõ tình trạng bệnh cũng như chu kỳ bùng phát bệnh để có những biện pháp xử lý phù hợp, giữ cho sức khỏe tiết niệu ổn định. Bên cạnh đó, người bệnh cũng cần thận trọng trong quá trình điều trị bệnh, làm theo những chỉ định từ bác sĩ chuyên khoa để hạn chế nguy cơ xấu và tăng khả năng cải thiện sức khỏe tiết niệu.
Nguồn: https://piaggiotopcom.vn
Danh mục: Câu Hỏi