Phẫu thuật thoát vị thành bụng có thể thực hiện bằng mổ mở hoặc mổ nội soi. Chi phí mổ thoát vị thành bụng cũng có sự khác biệt đáng kể giữa giá có bảo hiểm và giá dịch vụ.
Chi phí mổ thoát vị thành bụng tại bệnh viện Nhi Trung ương (Hà Nội)
- Phẫu thuật điều trị thoát vị vết mổ thành bụng (chưa tính chi phí mua tấm màng nâng, khóa kẹp mạch và chi phí vật liệu cầm máu): 3.157.000 đồng/ ca
Chi phí mổ thoát vị thành bụng tại bệnh viện Nguyễn Tri Phương (TPHCM)
- Chi phí phẫu thuật thoát vị bẹn hay thành bụng (theo yêu cầu): 8.000.000 đồng/ ca
Chi phí mổ thoát vị thành bụng tại bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội)
- Phẫu thuật điều trị thoát vị thành bụng: 3.258.000 đồng/ ca
Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM mổ thoát vị thành bụng bao nhiêu tiền?
- Chi phí phẫu thuật thoát vị khe hở thành bụng có bảo hiểm y tế: 3.258.000 đồng/ ca
- Chi phí phẫu thuật thoát vị khe hở thành bụng theo yêu cầu (giá dịch vụ): 11.800.000 đồng/ ca
- Chi phí phẫu thuật điều trị thoát vị vết mổ thành bụng có bảo hiểm y tế: 3.258.000 đồng/ ca
- Chi phí phẫu thuật điều trị thoát vị vết mổ thành bụng theo yêu cầu (giá dịch vụ): 11.700.000 đồng/ ca
- Phẫu thuật điều trị thoát vị khe hở thành bụng bằng mổ nội soi: 12.400.000 đồng/ ca (giá dịch vụ theo yêu cầu)
(Chi phí này được áp dụng từ ngày 16/7/2020 đến thời điểm hiện tại).
Bạn đang xem: Chi phí mổ thoát vị thành bụng bao nhiêu tiền?
Chi phí mổ thoát vị thành bụng tại bệnh viện Đức Giang (Hà Nội)
- Phẫu thuật thoát vị thành bụng tại bệnh viện Đức Giang Hà Nội giá 3.258.000 đồng/ ca – (chưa tính chi phí mua tấm màng nâng, khóa kẹp mạch và chi phí vật liệu cầm máu)
Chi phí mổ thoát vị thành bụng theo quy định của Bộ Y tế
Theo thông tư 13/2019 của Bộ Y tế ban hành, quy định giá BHYT với các dịch vụ y tế áp dụng tại các bệnh viện, thì chi phí mổ thoát vị thành bụng được BHYT thanh toán là 3.258.000 đồng/ ca (chưa tính chi phí mua tấm màng nâng, khóa kẹp mạch và chi phí vật liệu cầm máu).
Quy trình phẫu thuật thoát vị thành bụng có các bước nào?
Xem thêm : Axit axetic là gì? Và nơi mua axit axetic tại tp Hồ Chí Minh
Một ca phẫu thuật thoát vị thành bụng thường trải qua 3 giai đoạn sau:
Giai đoạn 1: Trước khi phẫu thuật thoát vị thành bụng
Đây là giai đoạn chuẩn bị, bệnh nhân cần nhập viện và thực hiện các công việc sau:
- Khám với bác sĩ để đánh giá tổng thể tình trạng bệnh
- Thực hiện siêu âm ổ bụng, chụp X Quang, chụp cộng hưởng từ (MRI) hoặc cắt lớp (CT) nếu có chỉ định.
- Thực hiện các loại xét nghiệm như máu, nước tiểu,…
- Khám trước khi gây mê (khám tiền mê) cũng như khám vật lý trị liệu/ phục hồi chức năng
- Bác sĩ điều trị sẽ cung cấp toàn bộ thông tin về ca mổ, gồm: Phương pháp thực hiện, thời điểm phẫu thuật, các nguy cơ tai biến có thể xảy ra, tiên lượng hồi phục,…
- Điều dưỡng dặn dò ăn uống/ vệ sinh trước mổ, đánh dấu vị trí mổ và bệnh nhân ký cam kết đồng ý mổ
GIai đoạn 2: Thực hiện ca phẫu thuật thoát vị thành bụng
- Thực hiện gây mê trong phòng mổ
- Bác sĩ thực hiện ca mổ thoát vị thành bụng theo kế hoạch
- Bệnh nhân làm theo hướng dẫn (về thay đồ, vật lý trị liệu trước ca mổ…)
- Kết thúc ca mổ bệnh nhân về phòng hậu phẫu theo dõi
Giai đoạn 3: Sau mổ thoát vị thành bụng
Theo dõi và đánh giá tình trạng. Nếu tiến triển tốt theo kế hoạch, thông thường bệnh nhân sẽ được ra viện sau 2-5 ngày và cắt chỉ vết mổ sau 7-10 ngày, sau đó tái khám theo lịch hẹn.
Tổng chi phí mổ thoát vị thành bụng là bao nhiêu tiền?
Xem thêm : Chàm đồng tiền: Nguyên nhân, dấu hiệu, chẩn đoán, phòng ngừa
Nhìn vào quy trình phẫu thuật thoát vị thành bụng với 3 giai đoạn ở trên, bệnh nhân sẽ hiểu là ngoài chi phí thực hiện ca phẫu thuật (như giá của các bệnh viện công bố ở đầu bài viết) thì người bệnh cần phải thanh toán các loại chi phí khác (khám, siêu âm, xét nghiệm, chụp, gây mê, giường nằm nội trú,…).
Do đó, tổng chi phí mổ thoát vị thành bụng thường sẽ được xác định cụ thể trên từng người bệnh, không có 1 con số áp chung cho tất cả.
Lưu ý rằng mổ thoát vị thành bụng là một kỹ thuật được bảo hiểm y tế thanh toán. Mức thanh toán phụ thuộc vào việc bạn khám đúng tuyến hay trái tuyến,… Do đó, nếu có thẻ BHYT, hãy mang theo khi đi khám bệnh,
Một số biến chứng có thể gặp sau mổ thoát vị thành bụng
- Bệnh nhân có thể bị đau, tắc ruột, tụ dịch, tụ máu ở vết mổ hoặc bị tái phát
- Nếu sau mổ bị sốt, đau bụng, nôn hoặc buồn nôn, khó thở, chảy máu, vết mổ bị sưng tấy hoặc chảy mủ,… nghĩa là bạn cần đi khám lại ngay.
>> Xem thêm: Chi phí mổ thoát vị đĩa đệm bao nhiêu tiền?
Nguồn: https://piaggiotopcom.vn
Danh mục: Câu Hỏi