I-ốt quan trọng vậy tại sao phải kiêng? Tại sao lại ăn ít? Sẽ có không ít người mắc bệnh tuyến giáp đều thắc mắc về điều này. Những giải đáp về cơ chế i-ốt hoạt động trong tuyến giáp ảnh sẽ là lời giải đáp bạn “chỉ nên kiêng i-ốt” hay “không ăn i-ốt” trong quá trình điều trị bệnh.
- Mụn cóc: Nguyên nhân, dấu hiệu, chẩn đoán, phòng ngừa
- Mặt nạ cà chua có tác dụng gì? Cách đắp mặt nạ cà chua hiệu quả nhất
- Chi phí thông tắc vòi trứng và cách chữa trị tốt nhất 2023
- Tác hại của Whey Protein là gì? Uống Whey có gây hại hay không?
- Đo chiều cao lúc nào chính xác nhất? Câu trả lời khiến bạn không ngờ
Theo ông Nguyễn Đức Minh, Thạc sĩ Dinh dưỡng Đại học Washington, nguyên Phó Phòng Quản lý Khoa học, Viện Dinh dưỡng Quốc gia, iốt là thành phần chính của muối, có trong các thực phẩm từ biển, có vai trò quan trọng với y học, cơ thể con người đặc biệt là tuyến giáp.
Bạn đang xem: Dinh dưỡng trong chế độ ăng kiêng I-ốt ở người bệnh tuyến giáp
Tuy nhiên, cơ thể không có khả năng tự sản xuất iốt, do đó phải bổ sung qua thực phẩm. Dạng iốt bổ sung trực tiếp, phổ biến trong chế độ ăn hàng ngày là muối. Iốt tham gia tạo hormone tuyến giáp trạng T3 (tri-iodothyronin) và T4 (thyroxin).
Xem thêm : 8 Bí quyết chăm sóc da hỗn hợp thiên dầu hiệu quả
Tuy nhiên, sức khỏe sẽ bị ảnh hưởng xấu nếu iốt vượt ngưỡng khuyến nghị 150 mcg/ngày, iốt sẽ dồn lại và gây ra bệnh cường giáp. Lúc này, người bệnh buộc phải thay thế bằng một loại iốt khác mang tên iốt phóng xạ. Mỗi người bệnh sẽ được chỉ định sử dụng loại iốt phóng xạ để phá hủy tế bào ung thư tuyến giáp bằng liều lượng phù hợp.
Nếu vẫn ăn theo một chế độ bình thường không có sự kiểm soát thì iốt dư thừa cứ thế ôm trọn tế bào, không chừa chỗ cho iốt phóng xạ có cơ hội tiếp xúc với mô tuyến giáp, mô ung thư tuyến giáp. Như vậy, trước đợt xạ hình hoặc điều trị iốt phóng xạ, trước 2 tuần bác sĩ sẽ chỉ định ăn kiêng iốt, nghĩa là người bệnh dùng dưới 50 microgram (mcg) iốt mỗi ngày.

Những nguyên tắc chung khi lựa chọn thức ăn:
- Không có muối iốt.
- Không sử dụng sản phẩm từ bơ, sữa chưa được tách iốt .
- Không sử dụng thực phẩm từ biển.
- Không ăn đồ ăn có chất bảo quản, đóng hộp (pate, xúc xích).
- Hạn chế ăn bánh mì, phở, bún chế biến ngoài hàng vì không kiểm soát được lượng iốt
- Không nên ăn tại nhà hàng khi bạn không biết họ có sử dụng muối iốt hay không.
- Cần sự tư vấn của bác sĩ nếu dùng thuốc có chứa iốt trong thời kỳ ăn kiêng (ví dụ: Amiodarone, expectorant, thuốc kháng khuẩn).
- Không nên sử dụng thực phẩm chức năng (nếu không biết rõ hàm lượng iốt bên trong).
- Người bệnh tránh các đồ uống, thực phẩm có nhiều iốt (trên 20mcg mỗi khẩu phần), hạn chế lương thực thực phẩm có mức iốt vừa phải (lượng 5-20mcg iốt mỗi khẩu phần). Nếu bản thân không rõ về định lượng thì hãy hỏi bác sĩ để nhận tư vấn.
Xem thêm : Điểm danh 12 lợi ích của nước cam với bà bầu và thai nhi
Có thể bạn quan tâm: Ung thư tuyến giáp ăn gì tốt?
Thực tế, người bệnh sẽ khó khăn khi bữa ăn nào bạn cũng phải ngồi cân đo lượng iốt, hoặc đọc thông tin từng chai nước, khẩu phần khi ăn. Vì vậy, bệnh nhân có thể tham khảo các sản phẩm dinh dưỡng y học. Sữa Leanpro Thyro LID – dinh dưỡng riêng iốt dành cho bệnh nhân tuyến giáp phù hợp với người trong chế độ kiêng iốt, người bệnh cường giáp.
Nguồn: https://piaggiotopcom.vn
Danh mục: Câu Hỏi