Thai phụ nếu đã sảy thai sớm liên tiếp 2-3 lần trở lên và chưa sinh lần nào giữa các lần sảy thai thì nên được khám sản khoa cho cả vợ và chồng để kiểm tra nguyên nhân sảy thai chính xác và có định hướng điều trị đúng đắn.
Bác sĩ Sản khoa sẽ kiểm tra các bệnh nội khoa liên quan đến nội tiết, cấu trúc tử cung, buồng trứng của người vợ cũng như xét nghiệm nội tiết sinh dục của hai vợ chồng, thử tinh dịch của chồng, xét nghiệm hai nhiễm sắc thể hai vợ chồng… để có đánh giá toàn diện và phát hiện nguyên nhân sảy thai sớm liên tiếp.
Sau đó bác sĩ sẽ có cách giải quyết phù hợp và đúng đắn với tình trạng bệnh.
Nếu nữ giới bị u xơ tử cung thì sẽ được phẫu thuật bóc u xơ, hay phẫu thuật tách dính buồng tử cung. Nếu bị các bệnh lý nội khoa sẽ được chuyển bác sĩ chuyên khoa điều trị ổn định tốt nhất.
Xem thêm : SỰ KHÁC BIỆT GIỮA VI KHUẨN VÀ VI RÚT
Nếu gặp các bất thường nhiễm sắc thể thì sẽ được tư vấn nhờ sự hỗ trợ của các biện pháp hỗ trợ sinh sản như xin tinh trùng, xin trứng, xin phôi tùy vào từng trường hợp cụ thể…
Nếu thai phụ có hội chứng antiphospholipid sẽ được điều trị bằng Heparin trọng lượng phân tử thấp để giảm nguy cơ tạo ra huyết khối.
Thậm chí nếu không thể tìm ra nguyên nhân thì bác sĩ sẽ có chế độ dưỡng thai đặc biệt tích cực bổ sung nội tiết cho thai phụ dưỡng thai, hoặc sẽ theo dõi thêm để xác định nguyên nhân. Trong trường hợp tử cung là một dãy xơ thì sẽ có giải pháp nhờ người mang thai hộ.
Trường hợp sảy thai sớm không gây ra quá nhiều ảnh hưởng nguy hiểm cho thai phụ. Nếu sảy thai sớm trong phạm vi 2 tháng rưỡi thì nữ giới có thể chờ kinh trở lại thì hoàn toàn có thể có cơ may có thai lại. Không nên quá lo lắng đến mức ám ảnh, ảnh hưởng đến những lần thụ thai sau.
Xem thêm : Bôi Acyclovir Sau Phun Môi Có Bị Thâm Môi Hay Không?
Sảy thai là biến chứng không sản phụ nào mong muốn vậy nên nhận biết sớm các dấu hiệu, nguy cơ sảy thai là điều mà các sản phụ nên biết để phòng tránh và phối hợp với bác sĩ để đưa ra phác đồ điều trị. Trong trường hợp phải xử lý thai thì sẽ có cách xử lý khoa học với từng hình thái sảy thai, giảm thiểu nguy cơ cho người mẹ.
Để giảm thiểu các biến chứng xảy ra trong quá trình mang thai cũng như chuẩn bị một thai kỳ khỏe mạnh, cả vợ và chồng nên kiểm tra sức khỏe sinh sản từ 3-5 tháng trước khi mang thai.
Người vợ nên:
- Tiêm chủng trước khi mang thai (đặc biệt là ngừa rubella vì rubella trong thai kỳ cực kỳ nguy hiểm)
- Xét nghiệm gen để sàng lọc các bệnh lý di truyền trước khi mang thai
- Kiểm tra tình trạng viêm nhiễm phụ khoa tránh gây ảnh hưởng tới sức khỏe của mẹ và thai nhi
- Đặc biệt là phụ nữ trên 35 tuổi nếu muốn mang thai (nhất là chưa mang thai lần nào) sẽ phải kiểm tra sức khỏe rất chi tiết do mang thai ở tuổi này thường gặp các vấn đề: Suy buồng trứng, sinh non, nguy cơ dị tật thai nhi, rau tiền đạo, tiền sản giật cao hơn.
Người chồng nên:
- Kiểm tra sức khỏe sinh sản, phát hiện các bệnh lý teo tinh hoàn, yếu sinh lý, tinh trùng yếu…
- Các bệnh lây qua đường tình dục nhất là những bệnh không thể chữa khỏi vô cùng nguy hiểm
Nguồn: https://piaggiotopcom.vn
Danh mục: Câu Hỏi