Điều trị hôi miệng từ dạ dày
Bước đầu tiên trong việc đối phó với chứng hôi miệng dạ dày là xác định nguyên nhân của nó. Nếu bạn biết rằng bạn nhạy cảm với một số loại thực phẩm nhất định, bạn sẽ hiểu rằng mùi hôi miệng của bạn có thể liên quan đến axit dạ dày. Hãy nói chuyện với bác sĩ về những gì bạn cho là nguyên nhân gây ra chứng hôi miệng. Từ đó, bạn có thể hỗ trợ bác sĩ để đưa ra một kế hoạch điều trị cho vấn đề cụ thể của mình.
Trong quá trình điều trị, bạn có thể sẽ sử dụng một vài loại thuốc. Theo MSD Manual, để điều trị loét dạ dày, trào ngược dạ dày, các bác sĩ có thể sử dụng thuốc điều trị acid dịch vị cho bệnh nhân:
Bạn đang xem: Nguyên nhân và phương pháp điều trị hôi miệng từ dạ dày
-
Thuốc ức chế bơm proton: Có tác dụng giảm nồng độ acid dạ dày thông qua hoạt động ức chế lượng thụ thể tạo acid trong niêm mạc dạ dày. Các loại thuốc thuộc nhóm này bao gồm: Omeprazol, Lansoprazol, Esomeprazol, Pantoprazole và Rabeprazole.
-
Thuốc kháng Histamin H2: Có tác dụng ức chế histamin tại thụ thể H2 ở viền dạ dày, từ đó hạn chế quá trình bài tiết acid và giảm lượng dịch vị dạ dày tương ứng. Thuốc kháng H2 gồm: Cimetidin, Ranitidin, Famotidine và Nizatidine.
-
Thuốc trung hòa acid dịch vị: Gồm 2 loại: hấp thụ được (Natri bicarbonate, canxi cacbonat,…) và không hấp thụ được (nhôm hoặc magie hydroxit).
-
Prostaglandins: Có tác dụng ức chế bài tiết acid bằng cơ chế giảm sự hình thành AMP vòng, tăng cường hàng rào bảo vệ niêm mạc dạ dày.
-
Xem thêm : Tiêm phòng thủy đậu có bị nữa không?
Sucralfate: Là một dạng phức hợp sucrose-nhôm, có tác dụng tạo thành một hàng rào vật lý bảo vệ khu vực bị viêm trong dạ dày khỏi acid, pepsin và muối mật.
Cải thiện và phòng ngừa hôi miệng từ dạ dày
Phòng ngừa tình trạng hôi miệng từ dạ dày
Bên cạnh điều trị bằng thuốc, bạn cũng cần chú ý thay đổi thói quen sinh hoạt cũng như chế độ ăn uống để cải thiện cũng như phòng ngừa bệnh tái phát trở lại.
-
Xem xét sử dụng các sản phẩm có chứa lợi khuẩn. Các sản phẩm có chứa lợi khuẩn có thể khôi phục sự cân bằng axit trong đường tiêu hóa giúp bạn phòng ngừa đau dạ dày.
-
Tránh sử dụng các loại thực phẩm cay nóng gây kích thích dạ dày.
-
Sau khi ăn, tránh cúi người về phía trước và có chế độ luyện tập vận động phù hợp.
-
Chia khẩu phần ăn thành nhiều bữa trong ngày, tránh ăn trước khi ngủ 2 tiếng và không nằm ngay sau khi ăn.
-
Xem thêm : Hút thai xong quan hệ có sao không, cần kiêng bao lâu?
Kê cao đầu khi ngủ, hạn chế sử dụng rượu bia, thuốc lá,…
Cách cải thiện mùi hôi miệng hiệu quả
Khi bạn đã giải quyết vấn đề tiềm ẩn gây ra chứng hôi miệng của mình, bạn có thể xem xét các cách dưới đây để loại bỏ mùi khó chịu trong khoang miệng.
-
Nhai kẹo cao su: Theo Hiệp hội Nha khoa Hoa Kỳ, nhai kẹo cao su không đường sẽ giúp xua tan mùi hôi miệng trong một thời gian ngắn cho đến khi bạn có thể giải quyết vấn đề một cách triệt để.
-
Uống đủ nước: Bạn cần uống đủ 1,5 -2l nước 1 ngày để duy trì cơ chế tiết nước bọt trong khoang miệng, từ đó hạn chế mùi hôi.
-
Giữ gìn sức khỏe răng miệng: Chải răng hai lần mỗi ngày và sử dụng nước súc miệng giúp tiêu diệt một số loại vi khuẩn góp phần gây hôi miệng.
-
Sử dụng các phương pháp trị hôi miệng tự nhiên: Các loại thực phẩm như chanh, gừng, mật ong, lá bạc hà, muối,… cũng có tác dụng khử mùi hôi miệng hiệu quả.
Hôi miệng không phải lúc nào cũng xuất phát từ vấn đề trong miệng. Đôi khi đó là dấu hiệu cho thấy hệ tiêu hóa của bạn đang có vấn đề. Hãy thăm khám và trao đổi với bác sĩ để biết được nguyên nhân và có phương pháp điều trị hôi miệng từ dạ dày phù hợp.
Nguồn: https://piaggiotopcom.vn
Danh mục: Câu Hỏi